Hệ thống lọc nước Đại Dương / Tin tức / Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Nước nhiễm Phèn và cách xử lý nước nhiễm phèn là mối quan tâm của mọi người sử dụng nước giếng. Khái niệm “nước phèn” hay “nước nhiễm phèn” thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ từng địa phương, tuỳ từng người.
Nước nhà tôi bị nhiễm phèn, nếm có vị chua chua. khi giặt quần áo bị ố vàng hết cả. Nước nhà tôi nhiễm phèn nặng, ngửi thấy mùi tanh tanh đồ dùng trong nhà tắm bị ố vàng …
Quả thật, đó là những biểu hiện chung của hiện tượng nước bị ô nhiễm mà trong dân gian thường gọi chung là PHÈN.
Khi biết được phèn có nhiều loại, là những phức chất chứa nhiều nguyên tố khác nhau chúng ta sẽ phải xét nghiệm mẫu nước để tìm ra phương án xử lý thích hợp.
Phèn và nước nhiễm phèn là gì?
Là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau.
Công thức chung của phèn là MIMIII(SO4)2.12H2O; MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+.
Chúng ta thường gặp các loại muối kép này dưới tên phèn kép. Người ta quen gọi các muối kim loại ngậm nước với công thức Mx(SO4)y.nH2O là phèn đơn. Ví dụ. phèn amoni là muối kép (NH4)2SO4, Al2(SO4)3.24H2O, phèn crom Na2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O; phèn kali KAl(SO4)2.12H2O, phèn natri NaAl(SO4)2.12H2O; phèn đen: hỗn hợp của nhôm sunfat và than hoạt tính. Dùng để tinh chế nước; dùng trong công nghiệp vải, sợi, giấy, thuộc da… Một số loại phèn cụ thể: Phèn nhôm; Phèn sắt.

Nước nhiễm phèn

Phèn sắt là gì?
Là một muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni, ví dụ. kali sắt sunfat [K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O hay KFe(SO4)2.12H2O]. Ở dạng tinh khiết, phèn sắt là tinh thể không màu, nhưng thường có màu tím vì có vết mangan; tan trong nước. Phèn sắt được điều chế bằng cách kết tinh hỗn hợp sắt (III) sunfat với muối sunfat của các kim loại kiềm hoặc amoni. Phèn sắt thường được dùng làm thuốc thử trong các phòng thí nghiệm.
Phèn nhôm là gì?
Phèn nhôm gồm có hai loại:
– Phèn nhôm đơn: Al2.(SO 4)3.18H2O.
– Phèn nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.
a) Kali nhôm sunfat hay phèn nhôm kali (thường gọi: phèn chua) [KAl(SO4)2.12H2O hay K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]: Tinh thể lớn hình bát diện, trong suốt, không màu,vị chát, cảm giác se lưỡi; khối lượng riêng 1,75 g/cm3; tnc= 92oC; đun nóng đến 200oC thì mất nước kết tinh, thành phèn khan ở dạng bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan trong nước.
Dung dịch phèn chua có tính axit, không độc. Tinh thể phèn tan trong nước tạo màng hiđroxit lắng xuống kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước, vì vậy, nó được dùng làm trong nước; làm chất cầm màu trong nhuộm vải; chất kết dính trong ngành sản xuất giấy; làm thuốc thử trong các phòng thí nghiệm, dùng làm thuốc cầm máu bề mặt, lau rửa bộ phận cơ thể ra nhiều mồ hôi, rửa niêm mạc miệng, họng; làm thuốc rắc kẽ chân. Y học cổ truyền còn gọi phèn chua là bạch phèn. Bạch phèn có tính hàn, vào kinh tì, giải độc, sát khuẩn, cầm máu, chữa viêm dạ dày, ruột; dùng thêm các vị thuốc khác chữa đau răng. Phèn phi trộn với bột lưu huỳnh tán nhỏ và tá dược dùng bôi nách sau mỗi lần tắm để chữa chứng hôi nách.
b) Amoni nhôm sunfat hay phèn nhôm amoni [(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O)]: tinh thể màu trắng, khối lượng riêng 1,65 g/cm3, tnc = 94,5oC. Dễ tan trong nước. Cũng dùng làm trong nước; là một thành phần của bột nở, bột chữa cháy; dùng trong mạ điện; trong y học, dùng làm thuốc lợi tiểu, gây nôn.
Nước mặt ở các vùng đồng bằng cũng thường bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng (đất phèn). Nước phèn thường có thêm các biểu hiện như độ acid cao, (pH thấp), có vị chua của sulphuric acid, được tạo thành khi đất phèn (pyrite (FeS2)) tiếp xúc với không khí. Quá trình này đang diễn ra nhanh hơn do tốc độ khai thác sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao.
   Cách xử lý nước nhiễm phèn như sau:
– Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu, tùy theo nguồn nước:
– Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước.
– Tiếp theo là một lớp đá thạch anh loại vừa, lớp đá thạch anh này để lọc cặn, xử lý nước nhiễm phèn khi phèn đã bị kết tủa bởi hạt nâng ph ở lớp trên cùng
– Tiếp đến là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan.
tiếp đến là lớp cát mangan hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh).
– Điểm khác biệt mấu chốt ở đây không phải là vật liệu lọc mà là ở chỗ bể lọc này luôn ngập nước, tạo lớp màng sinh học trên mặt lớp cát.
– Cuối cùng nếu PH thấp thì ta cần đổ lớp hạt nâng ph để tạo kết tủa phèn, tăng khả năng lọc nước phèn của hệ thống.


Bình luận